Tìm hiểu bệnh Gà chọi bị rù? Cách chữa trị Gà chọi bị rù

Tìm hiểu bệnh Gà chọi bị rù? Cách chữa trị Gà chọi bị rù

Gà chọi bị rù là biểu hiện đặc trưng của bệnh có tên là Newcastle, một bệnh truyền nhiễm có trên gia cầm nuôi và gia cầm hoang dã. Cho tới thời điểm hiện nay, bệnh Newcastle vẫn tồn tại trên khắp thế giới. Mỗi năm, bệnh cướp đi sinh mạng của hàng triệu con gà, buộc nhiều trang trại phải tiêu huỷ gà bệnh. 

Đá gà trực tiếp CPC1 sẽ mang đến cho bà con nuôi gà các kiến thức liên quan về bệnh trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây bệnh Gà chọi bị rù

Nguyên nhân gây bệnh gà chọi bị rủ
Nguyên nhân gây bệnh gà chọi bị rù

Bệnh Gà chọi bị rù có tên gọi khác là bệnh Newcastle (Newcastle Disease – ND). Đây là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây ra những tổn thất nặng nề đối với ngành chăn nuôi gia cầm.

Bệnh do virus Newcastle (Newcastle Disease virus: NDV) tấn công vào hệ thống hô hấp và tiêu hoá của gà. Virus gây bệnh thường được nhắc đến với tên Avian Paramyxovirus type 1 gây bệnh. 

Avian Paramyxovirus type 1 có khả năng gây bệnh trên 240 giống gia cầm khác nhau, trong đó có tất cả các giống thuỷ cầm. Con đường lây bệnh đơn giản và hiệu quả. 

Ban đầu, các chủng virus gây bệnh gà rù được phân chia thành 4 nhóm độc lực là: 

  • Độc lực cao hướng phía thần kinh (neurotropic velogenic)
  • Độc lực cao hướng về cơ quan nội tạng (viscerotropic velogenic)
  • Độc lực trung bình (Mesogenic)
  • Độc lực nhẹ (Lentogenic)

Trong đó, 2 nhóm độc lực là cao và trung bình thường được gọi chung là virus Newcastle độc lực (vNDV). 

Con đường lây nhiễm bệnh Gà chọi bị rù trong đàn

Con đường lây nhiễm bệnh gà chọi bị rủ trong đàn
Con đường lay nhiễm bệnh gà chọi bị rù trong đàn

Các nhóm độc lực cao vNDV là nhóm gây bệnh chủ yếu trên gia cầm ở những nước châu Á, châu Phi, một vài quốc gia Bắc và Nam Mỹ. Vật chủ mang mầm bệnh sẽ lây nhiễm cho con gia cầm khoẻ mạnh thông qua các con đường lây nhiễm phổ biến sau: 

  • Theo nghiên cứu khoa học, nguồn gốc ban đầu của bệnh gà bị rù xuất phát từ các loài động vật hoang dã như chim, gà rừng đã bị nhiễm bệnh.
  • Những cá thể gà nhiễm bệnh đã thải virus lây bệnh đó ra bên ngoài môi trường tự nhiên qua đường hô hấp như việc hít thở, hắt hơi hoặc những giọt bắn khi vẩy mỏ.
  • Ngoài ra, virus còn có thể phát tán ra bên ngoài qua phân thải của những chú gà nhiễm bệnh hoặc chất độn chuồng.
  • Bên cạnh đó, thông qua dụng cụ ăn uống, chuồng trại, thức ăn, nước uống chung cũng là con đường lây bệnh gián tiếp lý tưởng.
  • Những người đi từ vùng dịch về vẫn có thể mang theo virus dẫn đến dễ gây bệnh cho gà.

Biểu hiện bên ngoài của Gà chọi bị rù

Biểu hiện bên ngoài của gà chọi bị rủ
Biểu hiện bên ngoài của gà chọi bị rù

Những biểu hiện bên ngoài của gà khi bị nhiễm bệnh tùy vào nhiều yếu tố như: mức độ của căn bệnh, các nhóm độc lực của virus hay tuổi đời, sức khỏe miễn dịch của đàn gà.

Khoa học cho thấy thời kỳ ủ bệnh của gà thường rơi vào khoảng từ 2 – 15 ngày. Theo quá trình quan sát ngoài thực tiễn, thời gian ủ bệnh phổ biến nhất là chỉ từ 5 – 6 ngày. 

Ở nước ta, bệnh gà bị rù phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa đông và giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân cũng là khoảng thời gian hay xảy ra bệnh rù ở gà chọi. Đây là thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, thêm vào đó còn kết hợp với độ ẩm không khí giao mùa cao được xem là điều kiện thuận lợi để bệnh rù lan rộng.

Khi gà nhiễm bệnh ở mức độ thể độc lực nhẹ, một số triệu chứng có thể dễ dàng nhận thấy là:

  • Hô hấp là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên, gà chọi xuất hiện những triệu chứng như hắt hơi, khó thở, chảy nước mũi hoặc ho.
  • Bắt đầu hiện tượng sưng phù ở đầu, cổ, hoặc mắt của gà. 
  • Ở gà xuất hiện việc tiêu chảy, chất thải (phân) có màu trắng đục hoặc trắng xanh.
  • Nếu mắc bệnh rù, gà sẽ thường bỏ ăn hoặc ăn ít đi. Chúng luôn trong trạng thái mệt mỏi, lười vận động. 

Trong trường hợp gà đã bị nhiễm bệnh ở thể độc lực cao, bên cạnh các triệu chứng vừa kể trên, gà sẽ xuất hiện thêm những biểu hiện nguy hiểm hơn bao gồm:

  • Đầu tiên, thần kinh bị suy nhược: gà run rẩy như bị lạnh, đi lại không vững, không thể xác định chính xác được phương hướng, dần dần quay tròn rồi sã cánh. Ngoài ra gà hay đi mổ lung tung, đầu và cổ sẽ bị ngoẹo về một bên. Sau khi bệnh tình trở nặng hơn nữa thì gà có thể bị liệt chân hoặc liệt toàn thân.
  • Suy nhược dần các bộ phận, cơ quan trong cơ thể: gà mái giảm tần suất đẻ và đập mái, nếu có đẻ thì trứng đẻ ra bị non, vỏ khá mỏng, lòng trong có màu sắc khác lạ, có chứa dịch nhờn và rất dễ vỡ.
  • Nặng nhất là gà bị bệnh rù có thể dẫn đến tử vong với tất cả triệu chứng đã kể ở trên hoặc tử vong mà không triệu chứng.

Bệnh tích bên trong của Gà chọi bị rù

Bệnh tích bên trong của gà chọi bị rủ
Bệnh tích bên trong của gà chọi bị rù

Khi giải phẫu cơ thể của những chú gà bị rù sẽ thấy xuất hiện những hiện tượng chủ yếu như sau:

  • Khi giải phẫu, túi khí lúc này đã bị phình ra do viêm nặng, thành túi dày và có màu đục. Túi khí của gà được hiểu là các màng mỏng được tạo thành từ các phế quản chính và phế quản nhánh. 
  • Khí quản sẽ bị xuất huyết và viêm nặng.
  • Ở các bộ phận như dạ dày tuyến, hạch manh tràng hay ruột xuất hiện các ổ hoại tử.
  • Thêm vào đó, ở dạ dày tuyến còn xuất hiện kèm theo cả những hiện tượng xuất huyết, đặc biệt tập trung chủ yếu ở lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa.
  • Ống dẫn trứng gà có hiện tượng bị phù nề, xuất huyết hoặc tiêu giảm khả năng dinh sản. 
  • Gà mẹ có khả năng lây bệnh cho gà con thông qua quá trình đẻ, ấp trứng và trong thời gian nuôi con.

Hậu quả khi Gà chọi bị rù

Hậu quả khi gà chọi bị rủ
Hậu quả khi gà chọi bị rù

Theo khoa học nghiên cứu, bệnh gà rù là một loại bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm khá nhanh và lan truyền rộng trong cả đàn rất cao và có thể đạt tới 100% nhiễm bệnh.

Tức là trong đàn gà chỉ có một con nhiễm bệnh thôi thì vẫn có khả năng tất cả các con gà trong đang đều bị nhiễm bệnh rù. Khi gà đã bị nhiễm bệnh và bắt đầu có những triệu chứng thì diễn biến của bệnh đi rất nhanh, khá nguy hiểm và tỷ lệ tử vong ở gà được tính toán là rất cao. Gà nhiễm vNDV có thể chạm ngưỡng tử vong 100% ở đàn gà nhỏ.

Với gà mái được nuôi với mục đích đẻ trứng, sản lượng trứng trong thời gian nhiễm bệnh  giảm đi rõ rệt so với bình thường. Ngoài ra, lúc gà đang phục hồi và chuẩn bị khỏi bệnh thì tỷ lệ sinh sản ở gà cũng bị ảnh hưởng mà giảm đi.

Gà bị nhiễm bệnh rù còn ảnh hưởng đến chất lượng trứng đẻ ra, một số biểu hiện như hình dạng trứng thay đổi, trứng non, có màu lạ, bề mặt vỏ sần và dễ vỡ đều thể hiện rằng chất lượng trứng đang đi xuống rõ rệt.

Trường hợp gà nuôi bị nhiễm bệnh nhưng đã được chữa trị khỏi thì ở những chú gà này  vẫn sẽ xuất hiện những di chứng để lại như trọng lượng gà giảm hơn trước rất nhiều, đôi mắt bị phù nề và có khả năng dẫn tới mù lòa mãi mãi. Gà hay trong trạng thái lờ đờ, không được nhanh nhẹn và tinh ranh như bình thường trước khi mắc bệnh.

Điều trị bệnh Gà chọi bị rù

Điều trị bệnh gà chọi bị rủ
Điều trị bệnh gà chọi bị rù

Đâu là cách tốt nhất để ngăn chặn lây lan căn bệnh rù cho gà? Hiện nay, y học phát triển, người ta đã phát minh ra những vacxin phòng chống bệnh rù tuy nhiên bệnh gà rù lại chưa có vacxin để điều trị chữa khỏi cho những chú gà đã nhiễm bệnh. Do vậy, công tác phòng bệnh phải luôn được ưu tiên hàng đầu, thực hiện phổ biến trong xã hội hơn cả.

Trường hợp người chủ nuôi nhận thấy những dấu hiệu bất thường và nghi vấn gà của mình đã bị bệnh gà rù thì ngay lập tức cần báo ngay đến cho cơ quan thú y địa phương gần nhất. Từ đó, họ sẽ có những biện pháp xử lý tạm thời và phù hợp với hoàn cảnh, mức độ căn bệnh của các chú gà.

Lưu ý, nên tiến hành tách riêng những cá thể gà đã nhiễm bệnh sang một khu vực khác càng xa nơi đàn gà đang sinh sống càng tốt. Hãy theo dõi và chăm sóc đàn gà nhiễm bệnh thật kỹ càng, đồng thời cũng cần chăm sóc tốt cho đàn gà con khỏe mạnh nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh để kịp thời có những biện pháp xử lý nếu quy mô bệnh tăng lên và lan rộng ra.

Tân tiến và chủ động hơn, người chủ trang trại có thể thực hiện việc chẩn đoán các nhóm độc lực mà gà của mình bị nhiễm bệnh thông qua những mẫu phân lập được chụp từ mô hầu họng hoặc âm đạo của gà bệnh. Những virus được cấy vào trứng gà có phôi SPF (Specific Pathogen Free – Không chứa tác nhân gây bệnh đặc biệt) tồn tại được từ 9 đến 11 ngày tuổi.

Bằng cách thực hiện trên, chủ trang trại có thể chuẩn bị những biện pháp tiêu hủy từ trước nếu phát hiện gà bị nhiễm độc lực mạnh. Từ đó, có mục đích để tránh dịch bệnh bị lan rộng hoặc nếu gà chỉ mới bị nhiễm độc lực nhẹ thì sẽ có cách chữa trị theo dõi, chăm sóc thích hợp cho gà bị bệnh rù.

Đối với những cá thể gà nhỏ, nếu chỉ mới dưới 20 ngày tuổi đã nhiễm bệnh nhưng chưa được tiêm vacxin phòng chống thì cách tốt nhất là nên tiêu hủy để tránh phát triển thành đại dịch.

Biện pháp phòng tránh bệnh Gà chọi bị rù hiệu quả

Sử dụng vacxin phòng bệnh gà Gà chọi bị rù

Muốn phòng bệnh rù cho gà con thì cần sử dụng loại thuốc nào? Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam chủ yếu và ưa chuộng sử dụng vacxin để phòng bệnh Newcastle (bệnh rù). Các loại vacxin khác nhau thì được sử dụng cho những chú gà ở những độ tuổi khác nhau. Cụ thể như sau:  

  • Gà trong độ từ 3 – 4 ngày tuổi: dùng vacxin Lasota hoặc ND-IB nhỏ vào mắt, mũi, miệng của những chú gà. Liều lượng thì cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y hoặc nhà sản xuất có ghi trên bao bì.
  • Gà trong độ từ 18 – 24 ngày tuổi: có thể cho uống Lasota hoặc ND-IB theo quy định liều lượng được khuyến nghị của bác sĩ thú ý.
  • Gà trong độ tuổi từ 35 – 38 ngày: đã có thể sử dụng được sử dụng vacxin Newcastle H1 hoặc Clone 45.
  • Gà đạt 90 ngày tuổi và trong khoảng thời gian khoảng 2 tuần trước khi lần đầu đẻ trứng thì cần tiêm nhắc lại thêm một liều vacxin Newcastle H1 hoặc Clone 45.

Thiết kế chuồng trại cho Gà chọi bị rù

Chuồng trại là nơi ở, sinh hoạt thường ngày của những chú gà. Vì vậy, đây chính là nơi có khả năng ủ và truyền mầm bệnh cao nhất.

Để phòng tránh gà bị rù, công tác vệ sinh chuồng trại là vô cùng quan trọng và cần đặc biệt chú trọng. Mỗi khi kết thúc một lứa hoặc xử lý xong những đàn gà nhiễm bệnh nào đó, người chăn nuôi cần thực hiện các hoạt động dưới đây:

  • Dọn dẹp sạch sẽ phân, rác thải, chất thải, chất độn của đàn gà cũ.
  • Đánh, rửa sạch bề mặt nền gạch, các bức tường bao quanh chuồng trại bằng nước sạch và xà phòng khử khuẩn.
  • Dùng xà phòng cọ rửa bề mặt lại một lần nữa và rửa sạch bằng nước.
  • Để chắc chắn và an toàn hơn, người chăn nuôi nên phun thuốc khử khuẩn toàn bộ bề mặt chuồng và cả những khu vực xung quanh.
  • Sau khi đã thực hiện xong tất cả các lúc bước, lúc này nên để chuồng nghỉ, tức là để trống trong vòng 2 tuần trước khi muốn thả đàn, lứa mới vào.

Bên cạnh đó, chuồng nên được thiết kế theo hướng thông thoáng, có gió, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Vào những ngày mùa đông thì nên có cửa chuồng, phông bạt để che kín gió lùa hoặc thắp thêm những bóng đen để cung cấp nhiệt cho đàn gà nếu nhiệt độ ngoài trời quá thấp.

Thức ăn, nước uống và dụng cụ ăn uống cho Gà chọi bị rù

Thức ăn cho gia cầm cần cung cấp đủ và cân đối dưỡng chất. Có khẩu phần ăn uống hợp lý sẽ giúp hệ tiêu hoá khoẻ, đủ dinh dưỡng để phát triển một cách toàn diện.

Thức ăn nên cho lượng vừa đủ vào mỗi bữa, tránh không lưu lại trong thời gian lâu, tạo điều kiện cho côn trùng, chuột hoang, nấm, khuẩn xâm nhập. 

Nước uống cho gà khuyến cáo là nên sử dụng những loại có thể bổ sung thêm những nhóm  vitamin cần thiết và hãy được thay nước thường xuyên. Đồng thời, dụng cụ ăn uống cũng nên được cọ rửa mỗi ngày và sát khuẩn theo định kỳ.

Tổng kết 

Trên đây là các kiến thức về Gà chọi bị rù là bệnh gì, tác nhân gây bệnh, triệu chứng bên ngoài, bệnh tích bên trong, con đường lây lan, cách chữa trị và phương pháp phòng bệnh.

Mong rằng thông qua bài viết, chủ trại sẽ có hiểu biết rõ hơn về bệnh Newcastle. Hãy tiếp tục theo dõi Đá gà trực tiếp CPC1 để cập nhật thêm nhiều bệnh trên gà khác và tiến hành mua gà thịt, gà con giống uy tín. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *