Gà Lạc Thuỷ thuần chủng là giống gà quý có nguồn gốc từ từ huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình và được nuôi dưỡng từ rất lâu đời. Chúng được chọn là đối tượng nhằm bảo tồn nguồn gen. Hãy cùng Đá gà trực tiếp CPC1 khám phá thêm về giống gà ngũ sắc nhé!
Contents
Những đặc điểm gà lạc thủy thuần chủng
Gà lạc thuỷ được các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Chăn nuôi Việt Nam liệt kê vào giống gà quý hiếm cần được bảo tồn tại nước ta. Đây là giống gà ri bản địa có từ lâu đời tại xã Phú Thành huyện Lạc Thủy và xã An Phú huyện Mỹ Đức, Hà Nội và đang được nuôi phổ biến ở huyện Lạc Thủy.
Đây là một giống gà đặc hữu của Việt Nam chưa được nhiều người biết đến, có nguồn gen đặc hữu còn tiềm ẩn. Gà được phát hiện đầu tiên, duy nhất tại huyện Lạc Thủy, ngoài địa phương này không tìm thấy. Ngay khi loài gà này được phát hiện, các nhà khoa học đã lập tức đưa chúng vào diện cần phải bảo tồn
Ngoại hình của gà Lạc Thuỷ thuần chủng
Vì là giống gà ri nên gà lạc thuỷ có ngoại hình khác biệt với gà Đông Tảo, gà H ’ Mông, thoạt trông sơ qua khá giống gà Mía. Tuy nhiên đây là giống gà thuần nên qua các giai đoạn sinh trưởng có hình thái này khác xa với gà Mía.
Chúng là giống gà có dáng đẹp, chất thịt thơm ngon, dễ ăn, được thị trường ưa thích, có giá trị kinh tế cao. Gà Lạc Thuỷ có khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt vào mùa rét rất khoẻ, dễ chăm sóc, phát triển tốt.
Khi còn nhỏ
Gà con mới sinh ra 1 ngày tuổi có bộ lông đồng nhất màu trắng ngà, da vàng, mỏ và da chân màu vàng, tốc độ mọc lông nhanh, chỉ sau 1 tuần tuổi đã mọc hết lông cánh.
Gà con sau 4 tuần tuổi có thể dễ dàng phân biệt trống, mái thông qua đặc điểm ngoại hình. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của giống gà này, mà không giống gà nào khác có được. Khi 4 tuần tuổi, con mái có lông trắng, hồng nhạt, con trống lông đã bắt đầu ngả màu đỏ tía. Gà Lạc Thủy trước 4 ngày tuổi có bộ lông trắng hồng, chưa phân biệt trống/mái.
Khi gà trưởng thành
Khi trưởng thành, con mái ngã màu lông thành màu lá chuối khô, hơi giống với gà Mía. Tuy nhiên con trống thì lại hoàn toàn khác, rất đẹp với bộ lông màu mận chín, đỏ tím, da chân vàng.
Gà trống Lạc Thủy có đặc điểm hình dáng nổi bật với mào đỏ đơn, dái tai dài và bộ lông màu tía. Không chỉ có ngoại hình đẹp mà chất lượng thịt cũng có chất lượng cao. Nhìn chung, khi trưởng thành quần thể gà có màu lông giống nhau.
Tổng kết con mái màu lá chuối khô, con trống có màu đỏ mận chín, rất thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhất là vào các dịp lễ, tết.
Quá trình chăn nuôi gà Lạc Thuỷ thuần chủng
Khi nuôi dưỡng giống gà này cũng kì công, giống với việc chăn nuôi con, khi mua gà đực giống về nuôi, mỗi ngày không dưới 4 lần phải đi kiểm tra xem đàn gà có đủ nhiệt độ giữ ấm không, tình hình ăn uống của gà có phù hợp theo thời kỳ phát triển hay không.
Gà giống được 4 tuần tuổi, khi này những con gà trống và gà mái đã có thể nhận biết nhau qua đặc điểm ngoại hình. Đây là thời điểm gà trống, mái sẽ được tách ra để có khẩu phần ăn khác biệt nhau.
Bà con cần phải căn cứ theo đặc điểm của mỗi giống gà mà điều chỉnh thời gian nuôi sao có khẩu phần ăn thích hợp. Với gà thịt thời gian nuôi khoảng 3 – 3,5 tháng có thể cho ăn vỗ béo khi đến thời kỳ sinh sản, còn đối với gà sinh sản giai đoạn đầu từ tuần 11 – 20 phải hạn chế cho ăn, tối đa từ 50 – 70 g/ngày.
Hiện gà Lạc Thuỷ được thả rông, bảo quản ở trung tâm phát triển tốt, chất lượng cao, có thể chuyển giống đi nhiều tỉnh thành khác phát triển.
Thời gian nuôi gà thịt khoảng 4 – 4,5 tháng, tỷ lệ gà còn sống khoảng 90 – 93%. Tỷ lệ tiêu tốn khoảng 3,3 kg thức ăn trên 1 kg tăng trọng.
Nuôi lấy thịt khoảng 15 tuần với gà mái 1,7 kg và gà trống 2 kg với TTTA/kg đạt trọng lượng cơ thể là 3,3 kg. Gà Lạc Thuỷ con mộc lông sớm và nhanh lớn có tính thích ứng và chống chịu khí hậu cao, có thể chăn nuôi cả bốn mùa trong năm.
Khi ứng dụng chăn nuôi, bà con có thể chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt, bán chăn thả, hoặc thả vườn. Giống gà Lạc Thuỷ khá linh động, phù hợp với mô hình hộ gia đình, trang trại và bán chăn thả.
Phân biệt gà Lạc Thủy thuần chủng với gà Mía
Gà Lạc Thủy – Gà ri Lạc Thủy thuộc giống gà thuần chủng được bà con nông dân khu vực huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình nuôi từ lâu đời. Qua đánh giá của Viện Chăn nuôi thì gà Lạc Thủy không phải là gà Ri địa phương như thường gọi. Khi trưởng thành gà Lạc Thủy có ngoại hình gần giống với gà Mía (có nguồn gốc xuất xứ từ làng Mía- Sơn Tây).
Gà Lạc Thủy – Hòa Bình so với gà Mía – Sơn Tây thì gà Lạc Thủy có một số điểm khác biệt và có xu hướng vượt trội hơn gà Mía:
Khi gà khoảng 2 tuần tuổi: Gà Lạc Thủy sẽ có rất nhiều con cánh tiên trong đàn còn gà Mía thì hầu như không có.
Khi gà trưởng thành:
Về ngoại hình:
- Con trống Mía lông tím sẫm, con Lạc Thủy hơi vàng hơn.
- Gà trống Mía chân tía đỏ, gà Lạc Thủy chân vàng hơn. Chỉ khi gà già, gà Lạc Thủy chân mới tía đỏ. Chân gà trống Mía thường cao (dài) hơn chân gà Lạc Thủy.
- Gà Mía lườn tròn, gà Lạc Thủy lườn mỏng nên tạo cảm giác gầy. 2 giống gà này lườn hoàn toàn khác nhau. Gà Lạc Thủy chỉ những con đầu đàn (to béo) thì lườn mới tròn.
Về cân nặng:
Khi gà bắt đầu trưởng thành (cùng lấy mốc 4 tháng 15 ngày):
- Gà trống Mía bắt cân nặng khoảng: 1,9-2,3kg. Gà trống Lạc Thủy cân nặng: 2,0-2,5kg.
- Gà mái Mía cân nặng 1,4-1,6kg. Gà mái Lạc Thủy cân nặng: 1,5-1,7kg.
Sau này khi nuôi lâu, cân nặng của gà có thể tăng lên.
Trên đây là một số kiến thức của mình về giống gà Lạc Thủy và cách phân biệt giống gà Lạc Thủy vs giống gà Mía. Các bạn có thể tham khảo để chọn được gà Lạc Thủy thuần chủng cho mình và gia đình, chúc các bạn thành công.
Tổng kết
Trên đây là bài viết về những đặc điểm của giống gà Lạc Thủy mà các bạn đang cần. Công ty gia cầm Quang Thi chúng tôi hy vọng đã giúp quý bà con phần nào giải đáp được các thắc mắc về giống gà này.